Tủ điện công nghiệp

Tủ điện công nghiệp

14/10/2024

Trong mạng lưới điện công nghiệp, tủ điện công nghiệp là một thành phần không thể thiếu để bảo vệ các thiết bị điện bên trong cũng như hạn chế sự tiếp xúc nguy hiểm của những người bên ngoài. Nếu bạn đã từng nhìn thấy qua nhưng chưa biết rõ về nó thì cùng ALEN tìm hiểu ngay sau đây!

Tủ điện công nghiệp là gì?

Tủ điện công nghiệp là nơi chứa các thiết bị điện cần thiết trong mạng lưới điện công nghiệp như aptomat, công tắc, máy biến áp, biến thế, rơ le,... thường được thấy trong các nhà máy sản xuất hay công trình xây dựng,...

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà tủ điện công nghiệp có hình vuông hoặc hình chữ nhật cùng với một số yêu cầu khác nhau, nhưng hầu hết đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế cần thiết về an toàn điện.

 


Tủ điện công nghiệp là gì?

Những thiết bị thường có bên trong tủ điện công nghiệp

Mỗi doanh nghiệp, công trình, chung cư,... tùy vào thiết kế mạng lưới điện ban đầu cũng như nhu cầu sử dụng mà bên trong tủ điện công nghiệp đặt tại đó sẽ có những thiết bị khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, chúng sẽ gồm những loại sau đây:

  • Nút nhấn: thường được thiết kế ở mặt trước của tủ để dễ vận hành.

  • Nút dừng khẩn cấp: như tên gọi, dùng để ngắt toàn bộ mạch điện trong trường hợp khẩn cấp.

  • Rơ le điện từ: dùng trong hệ thống có tiếp điểm.

  • Contactor: sử dụng với mục đích điều khiển đóng ngắt động cơ, máy sản xuất cả trong điện công nghiệp và điện dân dụng.

  • Aptomat: thiết bị không thể thiếu trong bất kỳ tủ điện nào, bảo vệ toàn bộ hệ thống điện tránh sự cố quá tải, ngắn mạch.

  • Lưới lọc bụi, quạt hút bụi, relay bảo vệ, relay nhiệt, đèn cảnh báo,...​

Chức năng của tủ điện công nghiệp bạn nên biết

  • Đầu tiên, theo như định nghĩa, tủ điện công nghiệp là nơi lắp đặt, bảo vệ các thiết bị điện tránh các tác động gây hư hại từ bên ngoài, ví dụ như chuột gặm chẳng hạn.

  • Thứ hai, đây còn là nơi đấu nối và phân phối nguồn điện một cách hợp lý cho toàn bộ máy móc công trình, nhà xưởng,...

  • Thứ ba, việc tập trung các thiết bị điện tại một nơi an toàn như tủ điện công nghiệp sẽ giúp hạn chế sự tiếp xúc với con người nhằm đảm bảo an toàn.

vỏ tủ điện công nghiệp
Hình ảnh vỏ tủ hoàn thiện, các thiết bị điện sẽ được lắp đặt bên trong

Các loại tủ điện công nghiệp phổ biến

Căn cứ vào chức năng, người ta thường chia tủ điện công nghiệp thành các loại:

  • Tủ điều khiển trung tâm

  • Tủ động lực điều khiển máy bơm

  • Tủ điện phân phối

  • Tủ điện chuyển mạch ATS

  • Tủ bù công suất phản kháng

  • Tủ điện điều khiển chiếu sáng

  • Tủ điện phòng cháy chữa cháy…

Nhưng hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các loại tủ điện công nghiệp theo một tiêu chí khác. Theo UL (một tổ chức kiểm nghiệm nổi tiếng trên thế giới được chính phủ Mỹ cấp phép hoạt động), mỗi tủ điện công nghiệp có một ứng dụng cụ thể liên quan đến việc lắp đặt, do đó sẽ chia làm 3 loại sau đây:

1. Tủ điện công nghiệp dạng kín

Với một tủ điện công nghiệp dạng kín, nó thường được cấu tạo gồm vỏ, các thành phần bên trong và bộ phận gắn trực tiếp vào thành hoặc bảng được liên kết với vỏ tủ. Hấu hết, khi lắp đặt, tủ điện công nghiệp dạng kín luôn được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi vận hành để đảm bảo không có các sự cố chập cháy do lỗi kỹ thuật cũng như nguy cơ giật điện.

2. Tủ điện công nghiệp dạng hở

Theo tổ chức LS, loại tủ điện công nghiệp này có cấu tạo gồm các dây dẫn bên trong, thiết bị đầu cuối phục vụ cho công việc đi dây hiện trường và các thành phần hỗ trợ gắn thiết bị trên một bảng phụ mà không cần vỏ bọc kín hoàn toàn.

Với tủ điện dạng hở này, khi lắp đặt và vận hành, bạn cần phải tuân theo các yêu cầu của nhà sản xuất để đảm bảo hoạt động tốt cũng như tính chất an toàn điện, đặc biệt là đối với những cá nhân thường xuyên thao tác, sử dụng nó.

3. Tủ điện công nghiệp dạng khung ráp

Vỏ tủ điện công nghiệp dạng khung ráp thường có các khoảng trống phục vụ cho việc đấu dây, tiếp điểm, đèn báo, rơ le,... Tuy nhiên, ở dạng tủ này, các thiết bị điện không được lắp đặt trước khi mua tủ nên sau khi hoàn thành lắp đặt, nó cần được các kỹ sư điện chuyên nghiệp kiểm tra, đánh giá các khía cạnh về kỹ thuật và an toàn điện trước khi sử dụng.

Kích thước các loại tủ điện công nghiệp

Căn cứ vào mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn các loại tủ điện công nghiệp có kích thước sau đây:

Đối với tủ điện công nghiệp thông thường: 

  • Độ dày vỏ tủ điện công nghiệp: 1.2mm, 1.5mm, 2.5mm,...
  • Độ rộng vỏ tủ điện công nghiệp: từ 2m - 8m.
  • Độ cao vỏ tủ điện công nghiệp: từ 2m- 23m.

Đối với tủ điện ngoài trời: tùy vào loại tủ bạn chọn (tủ bản lề thường có khóa tay nắm, tủ bản lề thường có khóa tròn, tủ kín nước 1 mái che, tủ kín nước 2 mái che,...) mà kích thước sẽ có sự thay đổi. Đối với các tủ điện công nghiệp có mái che, chiều cao của tủ được tính sẽ là chiều cao thiết kế cộng chiều cao mái che.

Đối với tủ điện công nghiệp có chân: tùy vào mỗi nhà sản xuất sẽ có kích thước khác nhau, tuy nhiên chân tủ thường không quá 100mm.

 


Kích thước các loại tủ điện công nghiệp

Tiêu chuẩn thiết kế tủ điện công nghiệp

Các tiêu chuẩn thiết kế tủ điện công nghiệp thường được thay đổi theo thời gian và thực tế để hoàn thiện hơn cũng như phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ. Dưới đây là tổng quan các quy định nổi bật về thiết kế, sản xuất, lắp đặt các loại tủ điện công nghiệp:

1. Tiêu chuẩn NEC

NEC (National Electrical Code) hay NFPA 70 là một tiêu chuẩn về thiết kế, lắp đặt dây dẫn điện và các thiết bị điện của Mỹ, được công bố bởi Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy quốc gia.

Tại điều 409 của quy định này có đề cập rằng các bảng điều khiển công nghiệp phải được đánh giá và đánh dấu Đánh giá dòng điện ngắn mạch (SCR), được thiết lập bằng cách đánh giá từng bộ cấp nguồn riêng lẻ cũng như tất cả các mạch nhánh. Trong đó, giá trị kA nhỏ nhất được sử dụng làm giá trị kA cho toàn bộ bảng điều khiển và giá trị kA phải lớn hơn giá trị kA của nguồn đến để có thể lắp đặt bảng điều khiển.

2. Tiêu chuẩn UL 508, UL 60947-4-1

Trong hệ thống UL, UL 60947-4-1 là tiêu chuẩn được thay thế cho UL 508. Các tác động chính trong quá trình chuyển đổi này liên quan đến cách sản phẩm được kiểm tra và đủ tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn do sự khác biệt về điện áp được sử dụng trên khắp thế giới. Ví dụ, điện áp công nghiệp ở Hoa Kỳ là 480V ở tần số 60Hz, trong khi điện áp công nghiệp ở Việt Nam là 380V ở tần số 50Hz.

3. Tiêu chuẩn NFPA 79

NFPA (National Fire Protection Association), Hiệp hội phòng cháy chữa cháy quốc gia của Hoa Kỳ, là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế. Những tiêu chuẩn của tổ chức này được đúc kết, bổ sung, hiệu chỉnh qua các nghiên cứu thực tế của hàng ngàn chuyên gia.

NFPA 79 là tiêu chuẩn liên quan đến việc cung cấp các biện pháp bảo vệ cho máy móc công nghiệp nhằm bảo vệ người vận hành, thiết bị, cơ sở và công việc đang tiến hành khỏi các mối nguy hiểm, mất an toàn về điện và hỏa hoạn.

Bảng giá tủ điện công nghiệp

Sản phẩm

Giá

  • Tủ khung lắp ghép

Liên hệ

  • Tủ điện tổng MSB

Liên hệ

  • Tủ điện phân phối DB

Liên hệ

  • Tủ ATS

Liên hệ

  • Tủ điều khiển trung tâm MMC

Liên hệ

  • Vỏ tủ rack

Liên hệ

  • Vỏ tủ điện chiếu sáng ngoài trời

Liên hệ

Cùng với sự phát triển của kinh tế thì hàng giả, hàng nhái đang được bày bán tràn lan trên thị trường, trong đó, tủ điện công nghiệp cũng không ngoại lệ. Do vậy, nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua những chiếc tủ điện công nghiệp chất lượng tốt, chính hãng thì có thể tham khảo ngay những sản phẩm của ALEN tại website mangcapdien.com, hoặc liên hệ hotline 0916 001 200 - 0932 080 050 - 0931 331 200 để được tư vấn chi tiết. 

 

Tư vấn ngayyy